TRA CỨU THÔNG TIN DƯỢC TÍNH THUỐC ↑

Thực hành chẩn đoán và điều trị đánh trống ngực


Nếu đánh trống ngực lặp lại nhiều lần, có thể đề nghị làm điện tâm đồ theo dõi liên tục 24 giờ để phát hiện các bệnh tim liên quan (loạn nhịp, lạc nhịp, rung nhĩ...).

Đánh trống ngực (palpitation) là tình trạng tim đập nhanh và mạnh một cách bất thường. Đánh trống ngực có thể là một đáp ứng tự nhiên của cơ thể do các nguyên nhân cụ thể như gắng sức, căng thẳng tinh thần hay hoảng sợ, nhưng cũng có thể là một triệu chứng bệnh, xảy ra ngay cả trong những lúc cơ thể hoàn toàn nghỉ ngơi, với nhiều biểu hiện bệnh lý kèm theo.

Nguyên nhân

Gắng sức quá mức, chẳng hạn như chạy nhanh, khuân vật nặng, leo dốc...

Sợ hãi, căng thẳng hay quá lo lắng.

Dùng quá nhiều các chất kích thích như rượu, trà, cà phê, thuốc lá...

Rối loạn nhịp tim.

Rung nhĩ.

Cường tuyến giáp.

Chẩn đoán

Theo dõi diễn tiến từ khi bắt đầu xảy ra đánh trống ngực. Nếu kéo dài quá lâu hoặc lặp lại nhiều lần, kèm theo các triệu chứng như đau ngực, khó thở, chóng mặt... có thể cho thấy đây là dấu hiệu của một bệnh tim mạch nghiêm trọng.

Nếu đánh trống ngực lặp lại nhiều lần, có thể đề nghị làm điện tâm đồ theo dõi liên tục 24 giờ để phát hiện các bệnh tim liên quan (loạn nhịp, lạc nhịp, rung nhĩ...). Có thể cho xét nghiệm chức năng tuyến giáp.

Điều trị

Đánh trống ngực do các nguyên nhân cụ thể như hoạt động quá sức, sợ hãi, dùng chất kích thích... thường không kéo dài, không lặp lại nhiều lần và không cần điều trị, chỉ cần loại trừ nguyên nhân

Đánh trống ngực do các nguyên nhân bệnh lý cần chẩn đoán xác định nguyên nhân và tiến hành điều trị tùy theo nguyên nhân.

Hùng John - lớp định hướng nhi đại học y Hà nội - thành viên thongtinthuoc.net

Có thể bạn quan tâm